Rất nhiều cha mẹ đặt câu hỏi câu “độ tuổi nào là phù hợp để con học ngôn ngữ mới? ”. Đầu tiên, chúng ta cần phân biệt hai khái niệm là Trẻ song ngữ và Trẻ học ngôn ngữ thứ hai.
Trẻ song ngữ là trẻ có bố hoặc mẹ là người nước ngoài và người còn lại là người Việt. Những Trẻ song ngữ được tiếp xúc với cả hai ngôn ngữ cùng lúc ngay từ lúc mới chào đời. Những trẻ này rất thoải mái khi sử dụng cả hai ngôn ngữ song song nhau trong giao tiếp hằng ngày.
Đa số trẻ ở Việt Nam là trường hợp thứ hai, là những đứa Trẻ học ngôn ngữ.
Theo các chuyên gia ngôn ngữ của Hoa Kỳ, trẻ được tiếp xúc với tiếng Anh càng sớm càng tốt. Não bộ của trẻ nhỏ giống như miếng bọt biển hút các thông tin xung quanh. Điều đó có nghĩa, nếu được tiếp xúc với ngoại ngữ càng sớm thì khả năng “hút” của miếng bọt biển này càng mạnh hơn. Ngoài ra, cấu tạo của các cơ quan nghe và phát âm ở trẻ nhỏ cũng giúp dễ bắt chước các cách phát âm khác nhau hơn. Do đó, các chuyên gia cho rằng, chúng ta nên cho trẻ học ngoại ngữ từ trước 6 tuổi, sẽ là quá trễ nếu chúng ta cho trẻ học sau 6 tuổi.
Cũng theo các nghiên cứu, từ 20 tháng cho đến 8 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển mạnh về ngôn ngữ nên được các chuyên gia gọi là thời kỳ “phát cảm về ngôn ngữ”. Nếu trẻ được tạo điều kiện học ngôn ngữ thứ hai bên cạnh tiếng mẹ đẻ thì sẽ phát triển tốt khả năng ngôn ngữ và tư duy logic khi trưởng thành. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng độ tuổi 4 đến 5 tuổi là thời điểm lý tưởng để học Anh ngữ.
-Phát âm chuẩn hơn (Tiếng Việt và ngôn ngữ thứ 2).
-Tăng khả năng hiểu biết và kiến thức về các nền văn hoá trên thế giới.
-Cải thiện kỹ năng giao tiếp linh hoạt, tự tin và năng động hơn.
-Khả năng quan sát đối chiếu, so sánh linh hoạt do trẻ luôn chuyển dịch từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ kia.
- Học theo phương pháp ghép vần (Phonic):
Tiếng Anh cũng có thể đánh vần như tiếng Việt. Phương pháp ghép vần giới thiệu các âm tiết, và cách ghép các âm đó để tạo nên từ. Khi đã thành thạo, trẻ có thể dựa vào các âm tiết đã học để đọc và phát âm những từ hoàn toàn mới.
- Học qua các hoạt động thể chất (TPR - Total Physical Response):
Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ học nói bằng cách nghe và bắt chước theo lời của cha mẹ. Kết hợp ngôn ngữ và hành động làm tăng sự tập trung, giúp trẻ nhớ sâu và nhớ lâu hơn.
Trẻ tích lũy tiếng Anh vô thức qua các hành động lặp đi lặp lại. Phương pháp này cũng làm trẻ nhạy cảm hơn với tiếng Anh, tăng tốc độ phản xạ ngôn ngữ, bởi trẻ thực hành các hành động ngay khi nghe được hiệu lệnh.
- Tôn trọng trí thông minh đa dạng của trẻ:
Nhà tâm lý học Howard Gardner chỉ ra 9 loại trí thông minh mà con người sở hữu. Mỗi đứa trẻ đều có thiên hướng về một dạng thông minh khác nhau. Có trẻ học tốt hơn qua các trò chơi thể chấ nhưng có những trẻ lại dễ nhớ từ khi được thấy hình ảnh minh họa.
Do đó, cần tạo ra nhiều hoạt động đa dạng trong lớp, để bất cứ đứa trẻ nào cũng tiếp cận được với phương pháp hiệu quả nhất với mình.
Chúc các bạn nhỏ sẽ có khoảng thời gian thú vị cùng với Sunkids